Bị cáo Tòa_án_Đặc_biệt_Tư_pháp_Campuchia

Tổng quát

Danh sách bên dưới liệt kê các hạng tội của mỗi bị cáo cùng tình trạng hiện tại. TCL là số hạng theo luật Campuchia. G là số hạng tội diệt chủng, N là số hạng tội có hại cho loài người, C là số hạng tội chiến tranh, PTV là số hạng tội phá hoại tài sản văn hóa và THN là số hạng tội có hại cho nhà ngoại giao. Nên nhớ rằng đây chỉ là số hạng cáo buộc chứ không phải kết tội.

TênKhởi tốTLCDNCPTVTHNChuyển sang Tòa án Đặc biệtTình trạng hiện tạiKhởi.
Khang Khek IeuLỗi trong Bản mẫu:Dts: months must be an integer between 1 and 1285Lỗi trong Bản mẫu:Dts: months must be an integer between 1 and 12Thi hành án tù chung thân ở Campuchia[34][35]
Nuon CheaLỗi trong Bản mẫu:Dts: months must be an integer between 1 and 1232126Lỗi trong Bản mẫu:Dts: months must be an integer between 1 and 12Mất ngày 4 tháng 8 năm 2019[36]
Khieu SamphanLỗi trong Bản mẫu:Dts: months must be an integer between 1 and 1232126Lỗi trong Bản mẫu:Dts: months must be an integer between 1 and 12Thi hành án tù chung thân[31][36]
Ieng SaryLỗi trong Bản mẫu:Dts: months must be an integer between 1 and 1232126Lỗi trong Bản mẫu:Dts: months must be an integer between 1 and 12Mất ngày 14 tháng 3 năm 2013; tố tụng chấm dứt cùng ngày[37][36]
Ieng Thirithn/a364027n/aMất ngày 22 tháng 8 năm 2015; tố tụng chấm dứt cùng ngày[36]

Kang Kek lew

Kang Kek Iew trước tòa ngày 20 tháng 7 năm 2009

Kang Kek lew hay "Đồng chí Duch" là một trong các lãnh đạo, đứng đầu Santebal nhánh đặc biệt của Campuchia Đỏ phụ trách nội an và vận hành các trại tù, ông cũng quản lý nhà tù Tuol Sleng (S-21) khét tiếng ở Nam Vang.[38]

Kang Kek lew là người đầu tiên trong năm đưa ra trước tòa. Phiên xét xử bắt đầu ngày 17 tháng 9 năm 2009 và kết thúc ngày 27 tháng 11 năm 2010. Bảy vấn đề liên quan tái xuất thường xuyên: vấn đề về M-13, việc thành lập tù S-21 và Takmao, việc thi hành chính sách Đảng Cộng sản Campuchia ở S-21, xung đột vũ trang, hoạt động của S-21 và cả vấn đề về nhân phẩm. Phó Mam Nay là lãnh đạo kinh sợ đơn vị tra hỏi của Santebal đi làm chứng ngày 14 tháng 7 năm 2009, tuy có dính líu vào việc tra tấn và hành quyết cùng Duch nhưng không bị khởi tố.[39][40]

Ngày 26 tháng 7 năm 2010 Tòa án kết tội Kang Kek lew tội có hại cho loài người và vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva, ban đầu xử phạt 35 năm tù giam nhưng được giảm xuống do bị Tòa án Hình sự Campuchia giam giữ trái luật giữa năm 1999 và 2007 cùng thời gian bị Tòa án Đặc biệt câu lưu;[41] khi kháng cáo án bị xử lại thành tù chung thân.[42]

Nuon Chea

Nuon Chea trước tòa ngày 5 tháng 12 năm 2011

Trong thời kỳ Campuchia Đỏ Nuon Chea là tay phải của Pol Pot, bị tố phạm tội chống nhân loại (giết người, tẩy diệt, tra tấn, trục xuất, cầm tù, đàn áp lấy cớ chính trị, chủng tộc, tôn giáo), tội diệt chủng và vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva năm 1949 (giết người có chủ ý, tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo, cố ý gây đau khổ, thương tích nghiêm trọng cho thân thể hoặc sức khỏe, cố ý tước đoạt chiến phu quyền xét xử thông thường và công bằng, trục xuất hoặc cầm tù trái luật thường dân).[43]

Nuon Chea gia nhập Đảng Cộng sản Campuchia (tên chính thức của Campuchia Đỏ) trong khi học luật ở Đại học Thammasat tại Bangkok,[43] năm 1960 được bổ nhiệm làm Phó Thư ký phụ trách an ninh của đảng và nhà nước. Các cáo buộc bao gồm nhà tù S-21 ở Nam Vang là trung tâm tra tấn tra hỏi khét tiếng. Ước tính Nuon Chea giữ trách nhiệm cho 1.7 triệu người chết.[44]

Năm 1998 Nuon Chea làm giao kèo với chính phủ Campuchia, cho phép sống gần biên giới Thái. Năm 2017 ông bị bắt và đưa vào giam giữ. Vụ ông số 002 đã điều tra kể từ năm 2007, năm 2011 phiên tòa bắt đầu.[45] Tuy là quan chức bị giam giữ cao cấp nhất nhưng ông chối bỏ đa số tham dự vào Campuchia Đỏ: "Tôi là chủ tịch Quốc hội và không dính líu gì với hoạt động chính phủ. Đôi khi tôi thậm chí còn không biết họ đang làm gì bởi tôi ở quốc hội".[46]

Ngày 7 tháng 8 năm 2014 ông nhận bản án tù chung thân vì các tội chống nhân loại,[31] sau vẫn còn phiên tòa khác về các cáo buộc diệt chủng.[47] Ngày 16 tháng 11 năm 2018 Tòa kết tội ông cùng Khieu Samphan tội diệt chủng người Chăm và người Việt.[48]

Ông mất trong khi kháng cáo, nhóm bào chữa viện làm lý do để cố hủy bản kết tội, nhưng tháng 11 năm 2019 Tòa bác bỏ.

Ieng Sary

Nuon Chea và Ieng Sary trong ngày thứ ba của phiên sơ bộ về khả năng ra tòa, 31 tháng 8 năm 2011

Ieng Sary nghi gia nhập Campuchia Đỏ năm 1963, trước học ở Pháp và gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, sau khi về Campuchia thì vào Đảng Cộng sản Campuchia. Khi Campuchia Đỏ đoạt quyền năm 1975 ông trở thành Thứ trưởng Ngoại giao, khi sụp đổ năm 1979 thì chạy sang Thái Lan và bị Tòa án Cách mạng Nhân dân ở Nam Vang kết tội diệt chủng, phạt chết. Ông tiếp tục làm thành viên chính phủ Campuchia Đỏ lưu vong cho đến năm 1996 thì được ân xá hoàng gia cho bị kết tội và đại xá cho thuộc tổ chức bị cấm.[49]

Ieng Sary bị bắt ngày 12 tháng 11 năm 2007, tố chịu trách nhiệm cho kế hoạch, thi hành, ra lệnh, giúp đỡ hoặc giám sát các tội ác của Campuchia Đỏ giữa năm 1975 và 1979, bao gồm tội chống nhân loại, diệt chủng và vi phạm Công ước Geneva.[50]

Ieng Sary qua đời tháng 3 năm 2013.[51]

Ieng Thirith

Ieng Thirith ra tòa năm 2011

Ieng Thirith vợ Ieng Sary và chị dâu của Pol Pot là thành viên cao cấp, học ở Pháp và là người Campuchia đầu tiên nhận bằng Tiếng Anh. Khi về nước thì gia nhập Đảng Cộng sản Campuchia và nghi bổ nhiệm làm Bộ trưởng Xã vụ của Campuchia Dân chủ.[52]

Thirith tiếp tục làm thành viên đến khi Ieng Sary được chính phủ Campuchia xá tội năm 1998, sau sống cùng chồng gần Nam Vang cho tới khi bị cảnh sát và nhân viên tòa án bắt giam ngày 12 tháng 11 năm 2007.[53]

Thirith bị tố giữ trách nhiệm kế hoạch, thi hành và giúp đỡ các tội ác của Campuchia Đỏ với người dân Campuchia trong khi cầm quyền, bao gồm tội chống nhân loại, diệt chủng và vi phạm Công ước Geneva. Tháng 11 năm 2011 Ieng Thirith được tuyên bố bất lực tinh thần để ra tòa do bệnh Alzheimer.[54]

Ieng Thirith mất tháng 8 năm 2015.[55]

Khieu Samphan

Khieu Samphan trước tòa tháng 7 năm 2009

Khieu Samphan là một trong các viên chức quyền lực nhất, trước khi gia nhập Campuchia Đỏ thì làm Bộ trưởng Mậu dịch cho Sihanouk năm 1962, năm 1969 phải ẩn cư vì bị lực lượng an ninh đe dọa, đầu thập niên 70 tái xuất làm thành viên Campuchia Đỏ. Ông được bổ nhiệm làm quốc trưởng Campuchia và kế nhiệm Pol Pot làm lãnh đạo năm 1987.[56]

Năm 1998 Khieu Samphan thề trung thành với chính phủ Campuchia và rời Campuchia Đỏ, ngày 12 tháng 11 năm 2007 bị bắt giam vì tội chống nhân loại, diệt chủng và vi phạm Công ước Geneva.[56]

Ngày 7 tháng 8 năm 2014 ông bị xử án tù chung thân vì tội chống nhân loại,[31] ngoài ra còn bị kết tội diệt chủng người dân Việt ngày 16 tháng 11 năm 2018.[48]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tòa_án_Đặc_biệt_Tư_pháp_Campuchia http://www.thenational.ae/featured-content/latest/... http://ecccreparations.blogspot.com/ http://khmernz.blogspot.com/2009/07/mam-nay-duchs-... http://ltsources.blogspot.com/2011/05/cambodia-war... http://www.cnn.com/2014/08/07/world/asia/khmer-rou... http://www.straitstimes.com/asia/se-asia/khmer-rou... http://www.thaivisa.com/forum/topic/704348-time-ca... http://www.voanews.com/english/news/asia/southeast... http://www.voanews.com/khmer-english/news/Surprise... http://www.voanews.com/khmer-english/news/kr-issue...